BỆNH GIUN RỒNG

DEMODEX
31 Tháng Tám, 2024
BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN
31 Tháng Tám, 2024

Giun rồng hay giun Guinea có tên Dracunculus medinensis, là loại giun tròn và dài nhất trong số nhóm giun gây nhiễm ký sinh trùng ở người.

Có 14 loài giun thuộc giống Dracunculus như: Dracunculus medinensis, D. insignis, D. lutrae, D. fuelleborni, D. ophidensis, D. braziliensis, D. coluberensis, D. alit, D. houdemeri, D. doi, D. dahomensis, D. oesphageus, D. mulbus, D. globocephalus.

Việt Nam được WHO chứng nhận không có bệnh nhân bị bệnh giun rồng từ năm 1998. Đến năm 2019, ở VN chưa có thông báo về có ca bệnh do Dracunculus sp. gây ra. Theo thống kê của Viện Sốt rét – KST- CT Trung ương, từ 5/2020 đến tháng 7/2022 tại Việt Nam phát hiện 15 trường hợp có biểu hiện bệnh giun rồng do Dracunculus sp.

1.Đặc điểm hình thể

Ấu trùng giun rồng có kích thước 0,4–0,7 mm, đường kính 0.023mm với đuôi thon dài, nhọn.

Giun rồng trưởng thành: có màu trắng đục. Giun đực có kích thước: dài 12-30mm, đường kính 0,3m, thân hình trụ , đầu có 6 nhú gai, đuôi có hình nón. Giun cái có kích thước: dài 60-120cm, đường kính 1,7mm,thân mảnh dài, đầu cùn, đuôi thon nhọn.

Giun rồng phân biệt rõ rệt khi con Đực nhỏ con con Cá

Về chu kỳ phát triển : Ở môi trường bên ngoài, ấu trùng có thể sống tới 3 tuần. Ấu trùng trở thành thức ăn của các động vật giáp xác cyclops (động vật, giáp xác nhỏ), tuy nhiên khi bị giáp xác ăn thì chúng vẫn có thể sống và tồn tại đến 4 tháng. Cụ thể: các loài thủy sinh khi ăn giáp xác này sẽ nhiễm ấu trùng. Từ đó ấu trùng tiếp tục ký sinh ở thân cá, tôm, cua, ếch…..

Hình ảnh cyclops nhiễm ấu trùng giun rồng

Người bị nhiễm giun do uống nước có chứa cyclops  mang ấu trùng của giun rồng. Sau khi uống nước, các cyclops chết và ấu trùng được thả ra sẽ xâm nhập vật chủ sau đó vào dạ dày ruột và khoang bụng, phúc mạc để phát triển thành giun trưởng thành.

Sau khi giun trưởng thành, con đực và con cái giao phối với nhau, giun đực sau đó chết và những con cái di chuyển trong các mô dưới da.

Khoảng một năm sau khi nhiễm, giun cái gây ra một nốt sần trên da, thường ở các chi, khi tổn thương tiếp xúc với nước, nốt sần vỡ ra và giun cái “giải phóng” ấu trùng vào nước, ấu trùng được nuốt vào bụng của cyclops và sau hai tuần đã phát triển thành ấu trùng. Người nuốt phải ấu trùng trong cyclops và ký sinh trùng tiếp tục chu kỳ mới.

2. Đường Lây

Giun rồng xâm nhập chủ yếu thông qua nguồn nước bị ô nhiễm, hoặc đường tiêu hóa khi ăn thức ăn có chứa loài giáp xác bị nhiễm ấu trùng.

Người và động vật (chó, mèo,..) ăn thủy sản sống hoặc chưa được nấu chín có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng giun rồng. Ngoài ra, người bệnh có thể bị nhiễm ấu trùng do uống nước có chứa giáp xác nhiễm ấu trùng giun rồng. Các nguồn nước có thể chứa ấu trùng giun rồng là nước ở sông, suối, vũng nước tù đọng…

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh lên đến 60%.

Hình ảnh người dân uống nước trực tiếp tại vũng nước tù đọng

3.Triệu chứng

Người sau khi nhiễm giun rồng quá trình ủ bệnh mất khoảng 9 đến 14 tháng, giun cái trưởng thành và ký sinh ở trong người có thể dài tới 1 mét. Trước khi trồi lên da, giun cái sẽ tạo một vết phồng rộp gây đau và ngứa.

Hình ảnh vết phồng rộp và giun trên da

Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi giun cái bắt đầu chui lên da và phá hủy các mô. Khi giun bắt đầu chui lên da, người bệnh sẽ có các triệu chứng như:

  • Sốt nhẹ.
  • Chóng mặt.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Phát ban, ngứa.

Sự vô tình làm đứt, vỡ giun trong các mô có thể dẫn đến phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn.

Khi nốt sần vỡ, phản ứng dị ứng giảm đi, giun xuất hiện trên da kèm theo phù nề, đau rát và loét ở vùng mà giun xuất hiện.

Các vết loét do giun xuất hiện có thể nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn xâm nhập.

Biến chứng: Bệnh không gây tử vong trực tiếp nhưng có thể gây ra tử vong gián tiếp từ những biến chứng của bệnh như: nhiễm trùng thứ phát,nhiễm trùng huyết, áp xe lạnh, nhiễm trùng khớp, tê liệt tủy sống, liệt nửa người….

5. Chẩn đoán

  • Phát hiện giun trưởng thành chui dưới da hoặc ở vùng da bị loét xuất hiện đầu của giun.
  • Soi dịch tiết ở vết thương phát hiện có ấu trùng.
  • Chụp X quang thấy có dấu hiệu vôi hóa.
  • Xét nghiệm máu thấy bạch cầu ái toan tăng.

BS. Võ Bùi Cao Thiện

Tài liệu tham khảo

  1. Savioli L, Daumerie D. Sự lãnh đạo của WHO là cần thiết để loại trừ NTD. Lancet. 2017 ngày 23 tháng 12; 390 (10114):2765. [ PubMed ]
  2. Cairncross S, Muller R, Zagaria N. Dracunculzheim (bệnh giun Guinea) và sáng kiến diệt trừ. Clin Microbiol Rev. 2002 Tháng 4
  3. Hopkins DR, Ruiz-Tiben E, Eberhard ML, Weiss A, Withers PC, Roy SL, Sienko DG
  4. Int J Ký sinh trùng Ký sinh trùng Wildl. Tháng 12 năm 2018
  5. Anderson RC tái bản lần thứ hai. Nhà xuất bản CABI. CAB quốc tế; Wallingford, Oxon
  6. www.Who.Int/health-topics/dracunculiasis
  7. uomustansiriyah.Edu.Iq/media/lectures/6/6_2021
  8. www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoPreview.jsp
  9. www.impehcm.org.vn/noi-dung/ky-sinh-trung/giun-guinea-va-chien-dich-loai-tru-tren-toan-cau.html
  10. www.cdc.gov/dpdx/dracunculiasis/index.html
  11. animaldiversity.org/accounts/Dracunculus_medinensis
  12. www.gideononline.com/blogs/dracunculiasis
  13. www.sciencedirect.com/topics/biochemistry-genetics-and-molecular-biology/dracunculus-medinensis
  14. www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK538231/Greenaway C.Dracunculzheim (bệnh giun guinea). CMAJ. 2004 ngày 17 tháng 2
Gọi ngay