Tuyên bố chung của WHO và UNICEF: Duy trì các dịch vụ tiêm chủng thông thường quan trọng trong đại dịch Covid-19

Hiệu quả của Chloroquine và Lopinavir/Ritonavir trong điều trị COVID – 2019 ở bệnh nhân nhẹ/tiêu biểu: nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, không dán nhãn, đa trung tâm
20 Tháng Bảy, 2020
Tiếp nhận và xử lý thành công một ca nhiễm Sán dây ngày 25/05/2020
20 Tháng Bảy, 2020

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới ngày 20/4/2020, tại Geneva và Copenhagen, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) đã ra tuyên bố chung về việc duy trì tiêm chủng trong đại dịch covid-19

Đại dịch Covid-19 đã nhắc nhở chúng ta rằng các bệnh truyền nhiễm không có biên giới. Tất cả các quốc gia đều có thể bị bệnh , bất kể quốc gia có giàu hay có hệ thống chăm sóc sức khỏe mạnh đi chăng nữa. Trên khắp châu Âu, hàng triệu người sống trong tình trạng phong tỏa nhiều tuần liền và hơn 100.000 người đã tử vong vì bệnh Covid-19, tốc độ và sự tàn phá của nó đã thay đổi cuộc sống hoàn toàn.

Nhu cầu cấp thiết đối với vaccine Covid-19 chứng tỏ vai trò quan trọng của việc tiêm chủng trong bảo vệ cuộc sống và nền kinh tế. Các nhà khoa học trên thế giới đang tích cực nghiên cứu phát triển một loại vaccine chống lại virus gây bệnh này với khả năng chăm sóc sức khỏe lâu dài, do đó các chương trình tiêm chủng tại các quốc gia trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chính phủ các nước châu Âu phải sử dụng mọi cơ hội có thể để bảo vệ người dân khỏi các bệnh đã có sẵn vaccine.

Khi việc tiêm vaccine định kỳ bị bỏ lỡ, nguy cơ bùng phát bệnh tăng lên

Năm 2018, khoảng 527.000 trẻ em ở châu Âu đã bỏ lỡ việc tiêm chủng liều vaccine sởi đầu tiên, đến năm 2019, bộc lộ sự thiếu hụt về miễn dịch đối với virus này, làm lây nhiễm hơn 100.000 người ở tất cả các nhóm tuổi. Bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn khỏi các bệnh bằng vaccine thông qua tiêm chủng là điều bắt buộc để duy trì sự bền vững đối vớicác hệ thống chăm sóc sức khỏe.

Trong những thời điểm chưa từng có này, các biện pháp phòng bệnh Covid-19 tại mỗi quốc gia gây ra sự gián đoạn tạm thời của các dịch vụ tiêm chủng thông thường, do đó nên có kế hoạch khôi phục dịch vụ tiêm chủng càng nhanh càng tốt sau khi tình hình dịch ổn định.

Các quốc gia nên chuẩn bị tiêm vaccine cho những người có nguy cơ cao và đảm bảo cho tất cả mọi người, kể cả những trường hợp ngoại lệ, sẽ được tiêm vaccine Covid-19 khi có sẵn.

“Chúng ta có thể ngăn chặn tác động hơn nữa của Covid-19 đến các hệ thống chăm sóc sức khỏe bằng cách đảm bảo rằng tất cả độ tuổi đều được tiêm phòng theo lịch trình quốc gia. Tôi kêu gọi các nước duy trì việc cung cấp dịch vụ tiêm chủng và thúc đẩy nhu cầu tiêm chủng, ngay cả trong thời điểm khó khăn hiện tại. Ưu tiên tiêm chủng là một trong bốn lĩnh vực hàng đầu của chúng tôi và trung tâm Tầm nhìn về sức khỏe của WHO trong Chương trình làm việc mới của châu Âu”, Tiến sĩ Hans Henri P. Kluge, Giám đốc khu vực của WHO tại Châu Âu cho biết.

WHO và UNICEF sẽ tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của chính phủ để tăng cường các chương trình tiêm chủng, bao gồm thông qua kế hoạch tiêm chủng mở rộng, tăng cường giám sát dịch bệnh, từ đó có thể phòng ngừa bằng vaccine và tham gia giáo dục cộng đồng.

Khi chúng ta bước sang một tương lai mới, vaccine sẽ tiếp tục làm nền tảng cho sức khỏe và hạnh phúc của tất cả mọi người. Chính nhờ sự đoàn kết, hành động chung và cam kết bền bỉ để không ai bị bỏ lại phía sau mà chúng ta có thể cùng nhau tạo ra một tương lai lành mạnh hơn.

Về phía UNICEF

Mọi việc UNICEF làm là thúc đẩy quyền và phúc lợi của mọi trẻ em. Cùng với các đối tác, UNICEF làm việc tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ để biến cam kết thành hành động thiết thực, đặc biệt tập trung nỗ lực để tiếp cận những trẻ em dễ bị tổn thương và dễ bị xa lánh nhất, vì lợi ích của tất cả trẻ em ở khắp nơi.

Về phía WHO

WHO là cơ quan chịu trách nhiệm về sức khỏe cộng đồng trong hệ thống Liên Hợp Quốc. Văn phòng của WHO tại châu Âu là một trong sáu văn phòng khu vực của WHO, cùng với trụ sở chính tại Geneva định hướng sự lãnh đạo về các vấn đề y tế toàn cầu, định hình chương trình nghiên cứu y tế, đưa ra các quy phạm và tiêu chuẩn, và đưa ra các lựa chọn chính sách dựa trên các bằng chứng. Đồng thời cũng cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho các quốc gia thành viên, theo dõi và đánh giá xu hướng sức khỏe, tài trợ cho nghiên cứu y tế và cung cấp viện trợ khẩn cấp trong thời gian này.

lược dịch: WHO/UNICEF joint statement – Maintaining routine immunization services vital during the COVID-19 pandemic (http://www.euro.who.int/en/media-centre/events/events/2020/04/european-immunization-week-2020/statements/whounicef-joint-statement-maintaining-routine-immunization-services-vital-during-the-covid-19-pandemic).

Phạm Thị Dinh

Gọi ngay