Tiếp nhận và xử lý thành công một ca nhiễm Sán dây ngày 25/05/2020

Tuyên bố chung của WHO và UNICEF: Duy trì các dịch vụ tiêm chủng thông thường quan trọng trong đại dịch Covid-19
20 Tháng Bảy, 2020
Ruồi cống hay còn gọi là ruồi cánh bướm thuộc họ Psychodidae (Newman, 1834)
20 Tháng Bảy, 2020

Sáng nay 25/05/2020, anh Nguyễn Quốc V sinh năm 1978 địa chỉ ở Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh, nghề nghiệp là quản lý Du Lịch, đến Phòng khám bệnh chuyên khoa Ký sinh trùng, thuộc Viện Sốt rét – KST – CT Tp. Hồ Chí Minh trong tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi cầu phân lỏng. Thỉnh thoảng bệnh nhân đi đại tiện thì trong phân có lẫn một đoạn sán ngắn màu trắng đục, hơi ngà vàng.

Bệnh nhân được Bác sỹ Phan Thị Diện tại Phòng khám bệnh chuyên khoa Ký sinh trùng thăm khám và khai thác tiền sử bệnh. Nhận thấy bệnh nhân có các dấu hiệu đau bụng, đi đại tiện ra đốt sán và có những thói quen như thường xuyên ăn phở bò tái, bò nhúng. Bác sỹ nhận định anh V có khả năng đã nhiễm sán dây trưởng thành nên đã chỉ định tẩy xổ, bắt sán ngay tại Phòng khám.

Sau khi được điều dưỡng hướng dẫn đi vệ sinh để tiến hành đãi phân tìm sán, sau 3 giờ đã xổ thành công một sán dây trưởng thành dài khoảng 3m. Mẫu sán thu nhận được được lưu trữ trong tủ lưu mẫu bệnh phẩm của Phòng khám để phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng và phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.

Tận mắt chứng kiến con sán ký sinh trong ruột mình được xổ thành công, anh V không khỏi kinh hãi, anh chia sẻ rằng: “Không ngờ có con ký sinh trùng ghê tởm như thế ở trong người” nhưng giờ đây, anh V cảm thấy an tâm hơn, không còn lo lắng nữa.

Trước khi ra về anh V đã được Bác sỹ tại Phòng khám bệnh chuyên khoa Ký sinh trùng hẹn tái khám, làm xét nghiệm phân sau 3 tháng xổ sán cũng như tư vấn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hình ảnh sán dây trưởng thành sau khi tẩy xổ thành công tại Phòng khám bệnh chuyên khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét – KST – CT Tp. HCM

Phan Thị Diện, Phạm Thị Thu Giang, Bùi Viết Huyện

Gọi ngay