VĂN BẢN PHÁP LÝ VÀ CHỈ ĐẠO
1. Hướng dẫn Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế (TTBYT).
Ngày 15/12/2017, Bộ Y tế ban hành Thông tư 46/2017/TT-BYT về việc hướng dẫn Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế (TTBYT).
Theo đó, ban hành kèm theo Thông tư là Danh mục TTBYT thuộc loại B, C, D (tức TTBYT có mức độ rủi ro tương ứng là trung bình thấp, trung bình cao và rủi ro cao) được mua bán như hàng hóa thông thường, bao gồm:
– Trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro tự xét nghiệm thuộc loại B;
– Máy đo huyết áp cá nhân, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế hồng ngoại, máy đo đường huyết, bút lấy máu, que thử, kim lấy máu, dung dịch chuẩn, dung dịch chứng;
– Máy xông khí dung;
– Băng y tế cá nhân;
– Nước mắt nhân tạo được phân loại là trang thiết bị y tế;
– Bao cao su; màng phim tránh thai (không chứa thuốc), Gel/dung dịch bôi trơn âm đạo;
– Chườm nóng/ lạnh sử dụng điện.
Thông tư 46/2017/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2018.
TIN Y TẾ NỔI BẬT TRONG TUẦN
1. Cần bổ sung nhân lực cho ngành y
Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ngày 20/12/2017, Nghị quyết 20 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về vấn đề tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định nhân lực ngành Y tế phải đáp ứng yêu cầu về cả chuyên môn và Y đức. Muốn làm được điều này, các cơ quan đầu não trong ngành y tế cần phải đưa ra phương thức đào tạo cán bộ y tế có đủ đức đủ tài.
Hiện nay, theo thống kê, số lượng nhân lực ngành y tế hiện nay thì vẫn chưa đủ, chất lượng nguồn nhân lực cũng chưa đạt được được mức trung bình của thế giới, trong khi đó đòi hỏi của những người sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng cao. Trước đây, thiết bị y tế còn chưa phát triển thì bác sĩ sẽ là người giữ vai trò độc tôn trong hoạt động Y tế. Ngày nay, rất nhiều các thành tựu khoa học kỹ thuật cao được áp dụng ngày càng nhiều trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, do đó bên cạnh đội ngũ bác sĩ cần có thêm nhiều loại hình cán bộ y tế khác như kỹ thuật viên, Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, dược sĩ, điều dưỡng viên… để phối hợp phát huy hiệu quả và chức năng của các trang thiết bị chuyên sâu.
Do vậy việc tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực Y Dược cả về số lượng và chất lượng là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.
2. Những “lần đầu tiên” của ngành y tế Việt Nam 2017
Theo báo điện tử VTC NEW, ngày 21/12/2017, Năm 2017 khép lại với rất nhiều “lần đầu tiên” đối với ngành y học Việt Nam.
Năm 2017 là năm đáng nhớ đới với Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP HCM), bởi đây là lần đầu tiên một bệnh viện cấp quận mở tim hở thành công cho một bệnh nhân 23 tuổi bị thông liên nhĩ, hở van ba lá, tăng áp phổi
Đầu năm 2017, Bệnh viện 103 – Học viện Quân Y đã thực hiện thành công một ca ghép phổi cho cháu bé 6 tuổi. Đây là ca ghép phổi đầu tiên được các bác sĩ Việt Nam thực hiện, được biết ca phẫu thuật có sự tham gia phối hợp của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
Trong tháng 11, Bệnh viện Nhi Trung Ương đã điều trị mổ nọi soi bằng robot cho bệnh nhi Q. bị dạng nang tuyến phổi kèm lõm ngực bẩm sinh. Được biết đây là robot Da Vinci-Si, hệ thống robot phẫu thuật hiện đại trên thế giới.
Những người suy thận lại có thêm hy vọng khi vào đầu tháng 1/2017, các bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện thành công một ghép thận bằng phương pháp ghép thận chéo từ 2 cặp cho và ghép sống.
Thông tin từ Bệnh viện hữu nghị Việt Đức cho biết, lần đầu tiên một nữ bệnh nhân được các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thần kinh I – Bệnh viện hữu nghị Việt Đức thực hiện phẫu thuật nội soi u hốc mắt qua đường mũi. Đây cũng là lần đầu tiên kỹ thuật này được áp dụng thành công tại Việt Nam.
Vinmec trở thành Hệ thống Y tế đầu tiên tại Việt Nam đầu tư mạnh mẽ và chuyên sâu cho nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc – công nghệ gen với đầy đủ các thiết bị và công nghệ hiện đại
Trong tháng 10/2017, công trình nghiên cứu đầu tiên về một trẻ sinh non ở tuần 30, nặng 1,5kg được ghép tế bào gốc chữa xơ phổi được công bố. Công trình do nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Tế bào gốc – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec do GS.TS Nguyễn Thanh Liêm (Viện trưởng) thực hiện.
Vào tháng 9 năm nay, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP.HCM đã thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc tạo máu từ máu ngoại vi không cùng huyết thống cho bệnh nhân Q.D.A. Kết quả xét nghiệm sau phẫu thuật xác định tỉ lệ mọc mảnh ghép cho thấy 100% tế bào là của người hiến.
3. Mức sinh của phụ nữ ở TP.HCM đang giảm thấp
Theo báo Thanh niên, ngày 20/12/2017, tại TP.HCM đã diễn ra lễ mít tinh kỷ niệm 50 năm ngày dân số VN (26.12.1967 – 26.12.2017).
Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, hiện mức sinh của TP.HCM giảm thấp, rất khó để nâng lên. Đây là thách thức đặt ra cho TP và ngành y tế trong việc bảo đảm được mức sinh. TP khuyến khích các cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con. Khó khăn trong công tác dân số ở TP.HCM là một số bệnh cần sàng lọc sơ sinh thì người dân phải trả phí nên nhiều người chưa tham gia được và bảo hiểm y tế cũng chưa chi trả. Một bộ phận người dân chưa thấy được lợi ích của sàng lọc sơ sinh với sức khỏe cho con sau này. Tỷ lệ các cặp vợ chồng khám sức khỏe trước hôn nhân còn thấp.
Theo báo cáo của Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), thuộc Sở Y tế TP.HCM, trong năm 2017, TP.HCM ước tính có 63.250 trẻ ra đời, trong đó có 30.600 trẻ nữ và 32.650 trẻ nam; tỷ lệ chênh lệch giới tính là 106,7 trẻ nam/100 trẻ nữ, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Từ tháng 12.2016 đến tháng 10.2017, TP đã thực hiện đạt vượt các chỉ tiêu về số người triệt sản (150,8%), đặt dụng cụ cổ tử cung (145,2%), dùng thuốc cấy tránh thai (142,7%), dùng thuốc ngừa thai tiêm (229,5%) và uống (125%), dùng bao cao su (123%).
THÔNG TIN Y TẾ QUỐC TẾ
1. Người đột nhiên bốc cháy khiến y học không thể lý giải
Theo Independent, Ngày 17/9/2017, ông John Nolan 70 tuổi đang đi trên đường phố London (Anh) thì bỗng nhiên bốc cháy một cách bí ẩn. Ba tháng trôi qua, giới khoa học vẫn băn khoăn về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Nolan. Trên thực tế, Nolan không phải trường hợp duy nhất tự bốc cháy. Suốt 2.000 năm qua, y văn đã ghi nhận gần 150 ca tương tự với các đặc điểm chung như cơ thể nạn nhân bị tàn phá nhưng môi trường xung quanh còn nguyên vẹn và không nguồn nhiệt nào lớn ở đủ gần để gây cháy.
Nhà sinh vật học Brian Ford nhận định nhiều khả năng nguyên nhân đằng sau hiện tượng tự bốc cháy kỳ lạ là chứng nghiện rượu. “Khi uống quá nhiều rượu, các mô sẽ bị chìm trong cồn và dễ cháy hơn”, ông giải thích. Tuy nhiên, lập luận trên không đủ thuyết phục bởi từ năm 1851, nhà hóa học J. von Leibig (Đức) đã chỉ ra các mẫu bệnh phẩm được bảo quản trong dung dịch 70% ethanol không hề bắt lửa. Thậm chí, thử nghiệm trên chuột cho thấy chuột bị tiêm ethanol liên tục cũng không hề bốc cháy.
Một giả thuyết khác là các nạn nhân tự bốc cháy trước đó đều rơi vào tình trạng sức khỏe yếu kém. Về nguyên tắc, khi ốm, glycogen trong máu vốn dùng làm nhiên liệu cho cơ bắp dễ dàng bị cạn kiệt khiến các phân tử mỡ vỡ ra và trở thành nguồn năng lượng thay thế. Kết hợp với bệnh mạn tính hoặc một buổi tập gym vất vả, quá trình này sẽ sản sinh ra acetone. Không chỉ mau bắt lửa, acetone còn có thể hòa với nước cùng chất béo rồi đi khắp cơ thể.
Trong lúc chờ đợi giới khoa học đưa ra câu trả lời thỏa đáng nhất, bạn đừng quá lo lắng bởi khả năng con người tự bốc cháy vẫn rất nhỏ. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên hãy thực hiện các lời khuyên sau đây để bảo vệ bản thân một cách tối ưu:
– Hạn chế các hành vi cùng chế độ dinh dưỡng làm tăng nồng độ các ketone (trong đó có acetone) như nghiện rượu, nhịn ăn, hấp thụ quá ít carbohydrate hay quá nhiều chất béo, protein.
– Tránh các nguồn nhiệt lớn, đặc biệt khi đang buồn ngủ hoặc hút thuốc.
Ban Biên tập website Viện