Điểm tin y tế tuần 47

Điểm tin y tế tuần 46
8 Tháng Mười Hai, 2017
Kỹ thuật lấy bệnh phẩm và xét nghiệm soi tươi nấm da
8 Tháng Mười Hai, 2017

VĂN BẢN PHÁP LÝ VÀ CHỈ ĐẠO

1. Hướng dẫn Kiểm soát nhiễm khuẩn

Ngày 10/11/2017, Bộ Y tế đã có Quyết định số 3916/QĐ-BYT về việc phê duyệt các Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi tắt là các Hướng dẫn KSNK).

Để tăng cường chất lượng công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn, triển khai hiệu quả các Hướng dẫn KSNK, bảo đảm an toàn cho người bệnh, người hành nghề KBCB, Bộ Y tế đề nghị Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành. Giám đốc các Bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt những nội dung sau:

  • Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện và tổ chức phổ biến nội dung các Hướng dẫn KSNK tới các đơn vị trực thuộc.
  • Xây dựng các quy trình và cụ thể hóa nội dung các Hướng dẫn KSNK cho phù hợp với nguồn lực và điều kiện cụ thể của đơn vị.
  • Kiểm tra, giám sát việc cung cấp nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện và việc tuân thủ thực hiện các Hướng dẫn KSNK tại đơn vị.
  • Gửi Kế hoạch và Báo cáo kết quả triển khai thực hiện các Hướng dẫn KSNK về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội trước ngày 24 tháng 11 năm 2017 để Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.

TIN Y TẾ NỔI BẬT TRONG TUẦN

1. Triển khai đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế cho cán bộ lãnh đạo Ngành Y tế

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, ngày 15/11/2017, tại Bộ Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã chủ trì cuộc họp về triển khai đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế cho cán bộ lãnh đạo ngành y.

Đào tạo lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm trang bị tri thức, kỹ năng, nghệ thuật lãnh đạo để họ có đủ năng lực nắm bắt thời cơ, biết cách chuyển chúng thành những chiến lược, chính sách và kịp thời, quyết liệt chỉ đạo triển khai hành động để đạt mục tiêu, hiệu quả công tác ngành. Với mục tiêu trang bị, cập nhật kiến thức mới về quản lý y tế, kỹ năng lãnh đạo quản lý nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ngành y tế hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành y tế, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng về quản lý y tế cho cán bộ lãnh đạo ngành. Các khóa đào tạo được thiết kế cho từng đối tượng lãnh đạo, quản lý của ngành, đảm bảo sau khi tham gia khóa đào tạo, người học sẽ có khả năng:

– Nắm rõ và áp dụng các khái niệm, nguyên tắc cơ bản của lãnh đạo, quản lý;

– Phân tích tình hình, dự báo, định hướng chiến lược phát triển ngành y tế ở địa phương, các đơn vị y tế do mình phụ trách;

– Tham gia quá trình vận động, xây dựng, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện và đánh giá quá việc thực thi các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về y tế ở địa phương, ở cơ sở;

– Hiểu rõ các quy định về quản lý các nguồn lực y tế (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị);

– Huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe nhân dân tại địa phương;

– Quản lý hoạt động chuyên môn, cung cấp dịch vụ y tế, dịch vụ công, các dự án và chương trình y tế đảm bảo hiệu quả, chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, đơn vị và chiến lược phát triển chung của ngành.

THÔNG TIN Y TẾ QUỐC TẾ

1. Nhật Bản đã tìm ra thuốc diệt ấu trùng muỗi sốt xuất huyết

Theo Nikei Asian Review, Công ty Kuyshu Medical của Nhật Bản đã chiết xuất thành công loại thuốc dạng viên nén có khả năng giết chết ấu trùng muỗi, loại thuốc được mang tên Mosnon.

Các nhà nghiên cứu của Kyushu Medical đã chiết xuất loại thuốc này từ một loài vi sinh vật mà họ vô tình lấy được ở rừng ngập mặn của đảo Iriomote, phía tây nam của Okinawa, Nhật. Công ty cho biết chỉ cần 1 viên thuốc duy nhất hòa tan trong 200 lít nước sẽ vẫn có hiệu quả diệt muỗi trong 2 -3 tuần lễ. Nó có khả năng giết chết ấu trùng muỗi Aedes aegyptiAedes albopictus, hai loại muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Nông nghiệp Bogor của Indonesia đã thử nghiệm viên nén này trong 200 lít nước chứa khoảng vài trăm ấu trùng muỗi. Kết quả đã diệt hơn 90% số ấu trùng muỗi trong vòng 6 giờ. Kyushu Medical đã thử sản phẩm này tại 250 hộ gia đình ở thành phố Surabava của Indonesia. Họ yêu cầu người dân thả Mosnon vào các thùng đựng nước ngoài trời của mình mỗi tuần một lần, được biết thùng chứa nước mưa được xem là một yếu tố chính gây ra sốt xuất huyết ở nước này. Đặc biệt, các hóa chất có trong loại thuốc này là vô hại với con người, ngay cả khi nạp nhầm vào cơ thể

2. Số người mắc bệnh Parkinson sẽ tăng gấp đôi trong 25 năm tới

Theo The Daily Mail, các chuyên gia Mỹ và Hà Lan cảnh báo rằng số ca bệnh Parkinson trong 25 năm tới sẽ tăng hơn gấp đôi. Hiện nay có khoảng 6,9 triệu người mắc bệnh Parkinson trên thế giới. Đến năm 2040, 14,2 triệu người sẽ mắc bệnh này. Như vậy, bệnh Parkinson đang lan truyền với tốc độ còn nhanh hơn cả bệnh Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu thúc giục người bị bệnh Parkinson tổ chức diễu hành trên đường phố. Điều này sẽ thu hút sự chú ý đến căn bệnh và đẩy nhanh việc phát triển các loại thuốc phòng ngừa và điều trị.

Được biết khi bị bệnh Parkinson những cơ này bị tổn thương. Ngoài ra, ca hát còn giúp cải thiện tâm trạng và có những tác động tích cực khác.

 

Ban Biên tập website Viện

Gọi ngay